Các loại sơn tàu biển được ưa chuộng hiện nay

14/08/2023

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại sơn tàu biển được ưa chuộng nhất hiện nay và tính năng của chúng. Sơn tàu biển giúp bảo vệ và tăng tuổi thọ cho tàu trong môi trường khắc nghiệt của biển.

Các loại sơn tàu biển được ưa chuộng là những sản phẩm sơn chất lượng, uy tín được nhiều người tin tưởng lựa chọn thi công công trình. Hiện nay, với sự phát triển của ngành hàng hải và xây dựng thì sản phẩm ngày càng phong phú để phục vụ quá trình thi công đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ cao.

Các loại sơn tàu biển có thương hiệu phải kể đến như sơn epoxy Jotun, sơn Thê Hệ Mới, sơn Hải Âu, sơn Sigma,..Mỗi sản phẩm đều mang đặc tính chung dùng để sơn tàu biển chống oxy hóa và có những ưu điểm khác nhau. Để hiểu chi tiết hơn về mỗi loại hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây mà Kim Thịnh Cường chia sẻ..

Sơn tàu biển là gì?         

Sơn tàu biển là loại sơn dùng trong ngành hàng hải sơn cho tàu thuyền. Tàu thuyền sau khi được sơn sẽ có khả năng chống sự ăn mòn của nước biển, mang đến độ bền cho tàu, ngoài ra người ta sử dụng sơn để trang trí tàu. Các hạng mục sơn tàu biển bao gồm : sơn mặt boong tàu, sơn cabin tàu, sơn khung sườn bê trong, sơn đáy và dưới mớn nước tàu, sơn cho mạn khô.

các loại sơn tàu biển phổ biến

Vì sao nên sơn tàu biển trước khi ra khơi

Các bộ phận trên tàu như phần vỏ và thân thường được làm từ sắt, thép. Những vật liệu này nếu không được sơn tàu biển bảo vệ bề mặt thì sẽ rất nhanh bị ăn mòn, hư hỏng trong điều kiện tiếp xúc với môi trường nước biển có nồng độ của muối acid cao nên rất dễ bị ăn mòn. Giúp cho kết cấu tàu thuyền được lâu hơn.

Bên cạnh việc chống lại tình trạng rỉ sét của vỏ tàu, khoang tàu thì sơn tàu biển còn mang đến nhiều tác dụng nữa. Có thể kể đến một số ưu điểm nổi bật của sơn tàu biển mang lại như sau:

  • Bề mặt được sơn lớp sơn bảo vệ sẽ tránh được sự bám dính, cộng sản của các loài sinh vật biển như hà hay rong, rêu. Những tác động này có thể vá hủy cấu trúc của tàu, lâu ngày bám dính vào lớp vỏ bên ngoài ảnh hướng đến tốc độ di chuyển của tàu thuyền, tình trạng chậm lì.
  • Khả năng tăng độ bền cho than tàu, hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp với nước, tranh các trường hợp va đập.
  • Ngoài những ưu điểm sơn tàu biển nói trên, thì người ta sử dụng sơn để tăng tính tẩm mỹ cho than màu. Bảng màu sơn đa dạng và nhiều tính năng khác nhau phù hợp với từng mục đích của công trình thi công.

Sơn tàu biển gồm những loại nào

Sơn chống rỉ cho tàu biển

Các sản phẩm sơn chống rỉ tàu biển thường được sử dụng nhiều nhất và có độ đánh giá cao, có loại sơn tàu biển epoxy 2 thành phần, sơn dầu gốc alkyd và acrylic. Cả ba đều có tính năng chống ăn mòn cho tàu, chống ẩm mốc, độ bóng thẩm mỹ và thời gian khô nhanh.

Sơn phủ màu cho tàu biển

Lớp sơn phủ là lớp sơn ngoài cùng nhằm tăng tính thẩm mỹ cho tàu biển đồng thời còn tác dụng tăng độ bền. Để vừa có màu sơn đẹo và phù hợp với môi trường nước biển thì có loại sơn tối ưu nhất mà kimthinhcuong.com muốn gợi ý đến bạn: sơn epoxy, sơn alkyd, sơn pu. Ba loại sơn đều chứa màu phù hợp mới mục đích trang trí.

Sơn chống hà tàu biển

Sơn chống hà tàu biển được sơn ở khu vực đáy tàu có khả năng chống hà để bảo vệ tàu tránh sự tác động của sinh vật biển cộng sinh.

Sơn cao su Clo hóa      

Sơn cao su clo hóa là hệ sơn 1 thành phần được sản xuất dựa trên nhựa cao su tổng hợp, cao su clo hóa, bột màu, dung môi và các chất phụ gia khác. Loại sơn này cũng có khả năng bảo vệ tàu và tăng độ thẩm mỹ hơn. Ngoài ra, sơn còn được sử dụng cho cầu kiện, máy móc khác trên tàu.

Loại sơn tàu biển phổ biến hiện nay tại nhà phân phối sơn Kim Thịnh Cường                                         

1. Sơn chống rỉ epoxy Jotun 2 thành phần           

Sơn chống rỉ epoxy Jotun 2 thành phần được sản xuất trên cơ sở gốc epoxy mastic và chất đóng răn bằng polyamine.

Đặc tính của sơn:

  • Khả năng chống ăn mòn khi phải thường xuyên nằm trong nước biển, chuyên dùng cho tàu biển
  • Có độ bám dính tốt trên bề mặt sơn
  • Chống ẩm mốc, chịu nước và chịu lực cơ học
  • Tăng độ bền cho tàu thuyền
  • Thời gian sơn khô nhanh
  • Dễ dàng thi công.

2. Sơn phủ Thế Hệ Mới

Sơn phủ Thế Hệ Mới là loại sơn phủ 2 thành phần được sản xuất trên cơ sở nhựa Polyureathane, chất đóng răn polyamide, bột màu, dung môi và chất phụ gia khác.

Đặc tính của sơn:

  • Sơn được dùng để trang trí và bảo vệ cho tàu thuyền hay các kết cấu bằng sắt, thép.
  • Khả năng bám dính tốt trên bề mặt đã được sơn lớp sơn chống rỉ hệ epoxy
  • Chịu mài mòn tốt, chịu được trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và ô nhiễm
  • Chống chịu hóa chất, dung môi, UV tốt
  • Bề mặt được sơn có độ bóng đẹp, bền
  • Sơn dễ dàng thi công

3. Sơn chống rỉ cao su clo hóa Thế Hệ Mới

Sơn chống rỉ cao su clo hóa là loại sơn 1 thành phần được sản xuất trên cơ sở nhựa cao su clo hóa tổng hợp, bột màu, dung môi, chất ức chế ăn mòn và phụ gia khác.

Đặc tính của sơn:

  • Sơn dùng để chống ăn mòn cho tàu thuyền, kết cấu sắt thép,…được sử dụng dưới nước và ngoài trời.
  • Sơn có khả năng thẩm thấu nhanh
  • Chống chịu hóa chất, dung môi, nhiệt độ giới hạn
  • Độ bám dính bề mặt tốt
  • Sơn dễ dàng sử dung và có thời gian khô nhanh.

4. Sơn chống hà Hải Âu

Sơn chống hà được sản xuất trên cơ sở nhựa thực vật biến tính vinyl, độc tố chống hà và chất phụ gia khác.

Đặc tính của sơn:

  • Phần lớn sơn được sử dụng cho phần đáy tàu nhằm mục đích chống hà ăn mòn tàu biển.
  • Có khả năng bám dính cao
  • Sơn có độ dẻo dai và mài mòn trong nước biển
  • Thời gian khô nhanh và dễ sử dụng.

Các loại sơn tàu biển

Quy trình thi công sơn tàu biển

Bước 1: Xử lý bề mặt tàu thuyền          

Để giúp lớp sơn tàu biển được bền, có độ bám dính tốt, ăn mòn bề mặt sơn không có các vấn đề như bong tróc, vết lồi lõm, bề mặt nên phẳng mỉn và được làm sạch. Nên làm sạch toàn bộ bề mặt vỏ tàu, loại bỏ những vị trí bị rỉ sét, tẩy sạch vết ố, vết bám dầu mỡ và bụi bặm.

Có thể dùng sự hỗ trợ của dụng cụ cọ rửa, hóa chất làm sạch, khăn lau hay máy đánh với công suất lớn để loại bỏ bụi bẩn, những vết bám cứng.

Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ 

Tàu thuyền thường có diện tích khá lớn, nên thường không thể áp dụng phương pháp sơn thủ công cho tàu biển sẽ tốn nhiều thời gian và sơn không đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng vị trí mà có dụng cụ sơn đi kèm phù hợp, chẳng hạn như:

  • Máy phun sơn: máy phun sơn có nhiều công suất tùy chỉnh sẽ giúp bề mặt được sơn nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian. Sơn có độ bám dính khá chắc và đều màu hơn.
  • Cọ lăn: ở các khu vực có bề mặt phẳng mịn, tuy nhiên dùng cọ lăn thì độ dám dính không quá tốt và phù hợp với lớp sơn mỏng.
  • Chổi quét: chối quét thường dùng ở những vị trí góc khuất, eo hẹp.

Bước 3: Pha sơn

Cần pha sơn theo tỷ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất để lớp sơn được đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Đối với epoxy 2 thành phần cần trộn đều 2 hộp: chứa sơn màu và chất đóng răn đều với nhau. Còn loại sơn 1 thành phần thì pha sơn trực tiếp với dung môi.

Bước 4: Tiến hành phun sơn

Quá trình thi công sơn tàu sẽ phụ thuộc nhiều vào đặc điểm cũng như yêu cầu riêng của mỗi con tàu. Tuy nhiên, để đảm bảo được độ bền thì bạn sẽ cần xử lý đầy đủ các bước sau đây:

  • Sơn lớp chống rỉ: Đầu tiên sẽ sơn lớp sơn chống ri để bảo vệ bề mặt khỏi quá trình õi hóa.
  • Sơn lớp trung gian: Sau thời gian 8-10 tiếng lớp sơn chống ri khii sẽ tiến hành sơn lớp trung gian. Lớp sơn này mục đích tăng độ bền cho lớp chống rỉ đồng thời tạo khả năng bám dính tốt cho lớp sơn phủ.
  • Sơn lớp sơn phù màu: Đây là bước quan trọng trong quá trình thi công sơn tàu biển nên cần lựa chọn loại sơn phù hợp. Thông thường, lớp sơn phủ được sơn 2 lớp. Phần đáy tàu sẽ sơn chống hà và phần than nên sơn lớp màu để tạo độ bền. Thời gian để hạ thủy sơn trung bình là 3 ngày.

Trong quá trình lựa chọn và sử dụng các loại sơn tàu biển, cần phải có sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia trong lĩnh vực này. Điều này sẽ giúp cho việc lựa chọn và sử dụng các loại sơn hiệu quả hơn, đồng thời đảm bảo tính an toàn cho con người và môi trường.

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích về các loại sơn tàu biển được ưa chuộng hiện nay. Chúc bạn thành công trong việc lựa chọn và sử dụng các loại sơn phù hợp cho tàu của mình.

Tìm hiểu thêm về sơn tàu biển:

  • Sơn tàu biển miền Trung
  • Sơn tàu biển Đà Nẵng
  • Sơn chống gỉ miền Trung
  • Sơn tàu biển Nha Trang
  • Sơn tàu biển Quảng Nam
  • Sơn tàu biển Quảng Bình
  • Sơn chống ăn mòn miền Trung
  • Sơn tàu biển Huế
  • Sơn tàu biển miền Trung Việt Nam
  • Sơn chống nhiệt miền Trung
  • Sơn chịu lửa miền Trung